Ngày nay cùng với sự phát triển của các công nghệ in và gia công thì in phủ UV cũng trở nên nổi bật hơn bởi các tính năng và ưu điểm mà chúng mang lại. In phủ UV chính là tạo ra một lớp UV sau khi in. Đây là một phương pháp đặc biệt làm nổi bật và bảo vệ các cho tiết cho sản phẩm in. Vậy in UV là gì? Ưu điểm, giấy in và có những loại in phủ UV nào? Hãy cùng theo dõi để tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây của In Thiên Hằng nhé!
In phủ UV là gì?
Để đi vào tìm hiểu xem in phủ UV là gì chúng ta cần nắm rõ về lớp phủ UV và đặc tính của nó:
Lớp phủ UV
Lớp phủ UV là một hợp chất rõ ràng được áp dụng cho giấy ướt. Sau đó ngay lập tức làm khô bằng ánh sáng cực tím (lớp phủ UV là viết tắt của lớp phủ tia cực tím).
Hóa chất dùng để phủ UV bao gồm polyethylene, calcium carbonate và kaolinit. Các hợp chất này được tinh chế và trộn với các chất nhớt giúp chúng bám theo giấy.
Lớp phủ UV có thể thay đổi về độ phản xạ và độ dày. Tùy thuộc vào ứng dụng, mặc dù lớp phủ UV mờ tinh tế hoặc có độ bóng cao. Thường được sử dụng cho các sản phẩm in cao cấp.
Lớp phủ UV có thể được áp dụng cho toàn bộ sản phẩm của bạn. Cả trước và sau, hoặc chỉ ở một bên. Lớp phủ UV không thấm nước, nhưng nó có khả năng chịu nước. Lớp phủ UV cung cấp độ bóng lớn hơn và bảo vệ tốt hơn.
In phủ UV
In phủ UV cũng có thể coi là một công đoạn gia công sau in ấn như cắt xén, cán màn, cán gân, dập chìm, dập nổi…, với tên gọi như gia công tráng phủ UV, cán UV. In phủ UV giúp gia tăng hiệu quả sử dụng, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm.
In phủ UV đóng vai trò quan trọng giúp che khuất các sai sót trong quá trình in ấn, đồng thời giúp bề mặt sản phẩm trở nên láng mịn, bóng sáng, màu sắc tươi mới.
Công nghệ in phủ UV sử dụng mực UV để in lên bề mặt sản phẩm. Mực in UV là loại mực không có dung môi nên không thể khô bình thường như các loại mực khác mà chỉ khô dưới tác động của bức xạ UV. Thông thường, mực in phủ UV sẽ được sấy khô bằng hệ thống đèn UV thông minh, đồng thời xử lý Corona, flame, plasma,… ngay lập tức để mực bám lên bề mặt giấy in.
Ưu điểm của in phủ UV
Ưu điểm của in phủ UV có thể chia được là hai phần ưu điểm chính đó là: ưu điểm của công nghệ in và ưu điểm của lớp phủ như sau:
Ưu điểm của công nghệ in
Công nghệ in phủ UV có một đặc điểm chính và cũng là điểm đặc biệt của công nghệ in này đó là khi in mực in của UV khô rất nhanh chóng, gần như ngay sau khi in đã được làm khô và xử lý đồng thời bằng các hệ thống sấy khô đặc biệt.
Công nghệ in phủ UV tạo được những hiệu ứng đặc biệt như là bóng, in nổi, UV cát, metal,… Kỹ thuật này được sử dụng in được trên nhiều chất liệu in ấn khác nhau và đặc biệt là chúng cực kỳ thân thiện với môi trường.
Ưu điểm của lớp phủ UV
Tạo độ bóng đẹp
Chỉ với một lớp màng UV, sản phẩm của bạn sẽ trở nên láng mịn, tăng khả năng giữ màu, tạo độ bóng tự nhiên và làm nổi bật những chi tiết cần nhấn mạnh cho sản phẩm in ấn của bạn. Lớp phủ UV rất mịn khi chạm vào, cung cấp một trải nghiệm xúc giác dễ chịu cho khách hàng. Không những vậy, lớp màng UV còn giúp quý khách hàng thuận tiện hơn trong việc lau chùi, vệ sinh sản phẩm mà không sợ bị bong tróc.
Tạo lớp bảo vệ
Không chỉ tạo độ bóng, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, lớp phủ UV bảo vệ các công cụ tiếp thị in của bạn. Lớp phủ góp phần bảo vệ sản phẩm, chống ẩm, chống ăn mòn bề mặt, chống gỉ sét và không thấm nước bề mặt từ đó hỗ trợ chống trầy xước, trầy xước, cọ xát và nhòe mực cho các sản phẩm in. Giúp sản phẩm in của bạn trông tuyệt vời hơn và sử dụng lâu hơn, ít chịu tác động của môi trường xung quanh hơn.
Các loại giấy in phủ UV
Có hai loại giấy được sử dụng để in phủ UV vô cùng nổi bật đó là:
Giấy Metalized
In phủ UV trên giấy metalized giúp sản phẩm in có độ sáng bóng ánh kim, chịu ẩm, nhiệt tốt, bền màu in,…
Loại giấy này được tạo ra bằng cách bồi một lớp metalized trên giấy Duplex, giấy Ivory hay Couches trên 150gsm,.. nếu không sử dụng loại giấy nhôm metalized.
Tùy trường hợp sử dụng của sản phẩm để có thể lựa chọn loại giấy metalized này để in phủ UV. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại giấy này cho công nghệ in offset với mực UV.
Giấy sau khi in Offset
Đây là phương pháp in phun UV sau khi offset, mục đích là tạo lớp nhựa bóng, sần, nhám,…trên sản phẩm in. Loại giấy này là loại giấy đã được sử dụng công nghệ in offset trước khi bắt đầu in phủ UV. Do đó, với cách in này có thể sử dụng phương pháp in offset với công nghệ mực in UV hay in lụa với công nghệ mực in UV.
Một số loại in UV
Trong công nghệ in phủ UV bạn có thể sử dụng hai loại in chính đó là in phủ UV toàn phần hay in phủ UV từng phần, cục bộ.
In phủ UV toàn phần
In UV toàn phần là tráng toàn bộ lớp UV trên một sản phẩm sau khi in offset hay in offset trên giấy metalized với mực in UV.
UV toàn phần là kỹ thuật tráng phủ toàn bộ bề mặt bản in. Để thực hiện UV toàn phần, nhân viên gia công sẽ vận hành máy in UV phun mực trực tiếp lên giấy Metalized hoặc giấy sau khi in offset, sau đó sấy khô mực để hoàn thiện sản phẩm.
Phương pháp này giúp bản in bóng mịn màng, màu sắc tươi sáng, đường nét tinh xảo có thể cảm nhận ngay bằng mắt thường. Vì vậy, rất dễ xác nhận sau quá trình in phủ nên có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng, cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.
UV từng phần, định hình, cục bộ
In UV từng phần là loại in phun UV ở những điểm nào đó cần tạo điểm nhấn sau khi in offset. In UV định hình đang là xu hướng thịnh hành được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng.
Có thể coi in phủ UV từng phần là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong ngành in để in trang bìa, in logo, hình ảnh sản phẩm trên banner, in catalogue hay brochure. Bởi vì, công nghệ in này sẽ giúp làm nổi bật, nhấn mạnh những nội dung được lựa chọn chứ không phải toàn bộ sản phẩm.
UV từng phần cho phép tráng phủ vào những vùng nào cần hiệu ứng như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,… vì vậy có thể thỏa mái sáng tạo, lên ý tưởng thiết kế mà không bị giới hạn về kỹ thuật.
Trên đây là một số thông tin về lớp phủ UV, in phủ UV và một số ưu điểm, đặc tính của chúng mà bạn có thể tham khảo. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn!