Để cho sản phẩm in ấn sau in trở nên đẹp, bền, thu hút hơn người ta thường sử dụng thêm các kỹ thuật gia công như cán màng bóng, cán mờ, dập chìm nổi, ép nhũ… Trong đó kỹ thuật cán màng được sử dụng nhiều nhất. Sau khi in ấn sử dụng kỹ thuật cán màng có thể bảo vệ rất tốt cho các sản phẩm in của bạn.

So với các kỹ thuật gia công khác, kỹ thuật cán bóng, cán mờ dễ thực hiện hơn nên giá thành cũng hợp lý hơn, được ưa chuộng hơn trong in ấn.

Vậy cán màng bóng là gì, có những loại nào và mang lại những ưu điểm gì để bảo vệ các sản phẩm in của bạn?

Cán màng là gì?

Cán màng là một phương pháp phủ lên bề mặt các ấn phẩm bằng một lớp polyme. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà cán lên đó màng bóng hoặc màng mờ.

Cán màng mang đến 1 cái nhìn trực quan bắt mắt hơn, tạo ra các đường và màu sắc sâu hơn, sạch hơn và sắc nét hơn, và mang lại sự sống động cho các sản phẩm in. Lớp màng bóng trên bề mặt sản phẩm sẽ phản chiếu và thu hút sự chú ý người xem.

can-mang-la-gi
Cán màng là gì?

Cán màng nhằm mục đích giữ cho mực in trên ấn phẩm không bị mờ hoặc bị nhòe theo thời gian. Nhờ có kỹ thuật cán màng mà các ấn phẩm đều có vẻ ngoài sạch sẽ, giữ được thời gian lâu và có tính hiện đại cao. Một sản phẩm in ấn cán màng có thể chống bám bụi, bẩn và dấu vân tay. Vì vậy, ngay cả khi tiếp xúc với bụi bẩn bề mặt thì vẫn có thể dễ dàng được lau sạch.

Màng polyme được cán áp sát. Lớp màng sau khi cán xong thường có độ mỏng cũng như độ phẳng nên sẽ giữ được hình dáng ban đầu cho ấn phẩm. Khác với hình thức ép thì cán màng bóng sẽ khiến cho ấn phẩm không bị nhăn và không có bọt khí.

Gia công cán màng

Để gia công cán bóng, cán mờ tại In Thiên Hằng dùng một thiết bị gọi là máy cán màng và sử dụng nguyên liệu là cuộn màng.

gia-cong-can-mang
Gia công cán màng

Các bước thực hiện gồm:

Cuộn màng bóng hoặc mờ sẽ được trải ra và được tráng 1 lớp keo dính, giấy đưa vào từng tờ qua hệ thống trục lăn ép màng lên trên bề mặt giấy.

Một trục khác trong máy cán màng sẽ cuộn và thu hồi giấy đã được cán màng, cuộn lại 1 cuộn tròn.

Khi lớp keo dính khô lại, nhà sản xuất sẽ trải ấn phẩm ra từng tờ bằng tay.

Cuối cùng có thể cắt gọt những phần màng cán dư thừa (nếu có) bằng các phương pháp thủ công.

Có thể nói rằng hai kỹ thuật cán bóng, cán mờ đều khá đơn giản, được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng với máy cán màng.

Phân loại cán màng

Có hai loại màng phổ biến để sử dụng trong kỹ thuật cán màng là màng mờ và màng bóng.

phan-loai-can-mang
Phân loại cán màng

Cán bóng

Cán bóng là sử dụng màng nhựa Polyme cán nhiệt dính lên sản phẩm in ấn, thường dùng cho decal xe ô tô, tờ rơi, brochure, catalogue, name card, decal dán…

Cán bóng có lớp màng Polymer trong, bóng, tính thẩm mỹ rất cao. Cán bóng cũng mang lại tính năng bảo vệ, cũng như một lớp bề mặt bóng sáng, màu sắc tươi đẹp trên thành phẩm. Có thể áp dụng cán bóng trên 1 mặt hoặc cả 2 mặt của sản phẩm in.

Khác với màng mờ thì màng bóng có độ trơn láng và bắt sáng tốt. Ấn phẩm sẽ tăng thêm vẻ nổi bật và thu hút sau khi được cán bóng. Màng bóng sẽ phù hợp dùng cho các sản phẩm như túi giấy, hộp giấy, in sticker,…

can-bong
Cán bóng

Một số nhược điểm khi cán bóng:

Các vết trầy xước và vết lõm có thể được nhìn thấy rõ hơn do lớp vỏ dễ dàng phản chiếu bóng, khi đó các nhược điểm trên ấn phẩm sẽ dễ đàng bắt sáng và thu hút sự chú ý, ảnh hưởng tới độ hoàn hảo của sản phẩm.

Sự sinh động của màu sắc và ánh sáng của lớp phủ đôi khi có thể làm giảm đi sự tinh tế của ấn phẩm.

Cán mờ

Cán mờ là kĩ thuật phủ lên một lớp màng nhựa mỏng lên bề mặt ấn phẩm, mang chức năng bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, so với cán bóng, cán mờ có tính thẩm mỹ kém hơn.

Sản phẩm in cán mờ tạo cảm giác sang trọng bởi bề mặt in rất trơn láng, tuy nhiên màu sắc thì không tươi như cán bóng, đồng thời cũng không phản ánh sáng.

Màng mờ khi cán lên thì ấn phẩm sẽ có độ mịn ở mặt và trong suốt. Các vết trầy xước sẽ ít bị phát hiện hơn.  Tuy nhiên các sản phẩm cán mờ thường không bắt sáng do đó lớp phủ mịn mờ ít phản chiếu độ bóng, mang lại cái nhìn tự nhiên hơn.

can-mo
Cán mờ

Các ấn phẩm cán mờ sẽ tạo cảm giác sang trọng hơn, rất thích hợp để dùng cho các ấn phẩm như bìa sách, in catalogue hay các loại thiệp,.. Những hình ảnh được in trên ấn phẩm sau khi cán mờ vẫn giữ được độ sắc nét như ban đầu.

Lưu ý khi cán mờ:

Đôi khi cán mờ lại làm cho bề mặt màu sắc sản phẩm bị tối và sậm hơn so với mong đợi.

Mặc dù các ấn phẩm cán mờ khiến các vết trầy xước khó nhìn thấy hơn so với cán bóng những lại đặc biệt dễ phát hiên các vết bẩn và vết đổ hơn.

Ngoài ra, kỹ thuật cán bóng và mờ hiện nay phổ biến nhất là 2 loại cán màng nhiệt và cán màng nước. 

– Cán màng nhiệt sẽ tạo ra bề mặt cán mịn màng, chất lượng, ăn giấy không bong tróc, thường áp dụng cán trong in nhanh với khổ in nhỏ và tốc độ cán được điều chỉnh từ thấp đến cao, phù hợp với bài in số lượng ít.

– Cán màng nước với những bài in offset khổ in lớn và số lượng in lớn.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chú ý tới một kỹ thuật cán cao hơn đó là cán màng laminate (cán màng hạt cát) với bề mặt màng nổi hạt sần như hạt cát mịn, độ dày màng lớn hơn, bền và cao cấp và sang trọng.

Ưu điểm khi cán màng các sản phẩm in

uu-diem-khi-can-mang
Ưu điểm khi cán màng

Cán màng mang lại một số ưu điểm cho các sản phẩm in của bạn bao gồm:

– Tăng thêm độ dày cho sản phẩm in.

– Đảm bảo thời gian sử dụng và độ bền cho ấn phẩm.

– Tăng độ bền màu và khả năng đứng thẳng, chống thấm nước.

– Gia tăng thêm độ bóng sáng và tính thẩm mỹ cho ấn phẩm được in.

– Tránh được các tác nhân gây bụi bẩn ở ngoài. Bạn cũng có thể dễ dàng lau chùi vệ sinh khi sản phẩm được cán màng.

– Giúp sản phẩm tránh được nguy cơ bị xước, gây mất tính thẩm mỹ.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật cán màng cho sản phẩm in đặc biệt là cán bóng và cán mờ. Mong rằng thông tin sẽ hữu ích với các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *